Rằm tháng 10, nhìn lại bình an bên trong
Thượng tọa Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TPHCM chỉ ra sự khác biệt về đời sống xưa và nay.
“Ngày xưa, một năm có hai vụ lúa, làm lụng sáu tháng nuôi lấy một năm, thời gian còn lại sống thảnh thơi, nhàn hạ, nghĩa tình. Ông, bà, cha, mẹ, chồng, vợ, anh, chị, em, họ hàng, có những gia đình tam đại đồng đường, rồi tứ đại đồng đường quây quần trong một gia đình yên ấm”.
Ngày nay, mọi người tất bật với trăm công nghìn việc. Trẻ em bề bộn với việc học; người lớn đi làm từ cấp quản lý, lãnh đạo, cán bộ, nhân viên..., kể cả trong chùa cũng vậy, đều đủ mọi áp lực.
“Vì thế bất cứ thành phần nào trong xã hội cũng gặp áp lực, không như thời ông bà xưa tuy sống không đầy đủ tiện nghi nhưng lại quá đỗi bình an, hạnh phúc”, thầy nói.
Qua đó, Thượng tọa kết luận, mặc dù tiện nghi đầy đủ hơn xưa nhưng chưa bao giờ bệnh trầm cảm trở thành một vấn nạn lớn của toàn xã hội như bây giờ.
Thầy đặt vấn đề về “hệ điều hành” bình an trong tâm thức của mỗi người có được cài đặt, cài đặt rồi thì chạy có ổn hay chưa trước guồng quay xã hội. “Nếu nhận thấy chưa ổn, phải nâng cấp hệ điều hành đó. Không phải nâng cấp cho riêng mình mà nâng cấp ở đây là biết vận dụng nguồn lực trí tuệ, vận dụng bằng chính khối óc của chúng ta, phục vụ cho xã hội, cho đất nước và rộng hơn là toàn cầu”, Thượng tọa Trí Chơn nhấn mạnh.
Nhân đây, thầy nói tới những “cơn bão” truyền thông, mạng xã hội ập vào mỗi người, dần dà đến một lúc tin xấu, bất thiện, thị phi tràn ngập trong trí não.
Thầy khuyến khích Phật tử cần xem xét lại những thông tin có thật sự cần thiết cho mình hay không, đừng để hệ điều hành tâm thức bị rối mù bởi sự chen chúc của thông tin “rác”, độc hại.
Làm mới thân tâm
“Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên đã nói về bốn chân lý mầu nhiệm, trong đó, chân lý đầu tiên là sống trên đời là khổ. Ở đây không nói là bi quan hay lạc quan, không nói là tiêu cực hay tích cực, mà đó là sự thật”, Thượng tọa Trí Chơn chia sẻ.
Theo thầy, có mặt trên đời là khổ, già nua là khổ, bệnh hoạn là khổ, mất đi là khổ; sống với người mình ghét là khổ, xa cách người mình yêu thương là khổ, điều mình mong cầu mà không đạt được là khổ…
Mỗi ngày như vậy, vô số vấn đề trong đời sống diễn ra, tấm thân giả tạm, do nhiều duyên hợp lại của chúng ta trồi sụt, đấy cũng là khổ.
Không bi quan bởi theo Thượng tọa, tất cả mọi khổ đau đều có căn nguyên và giải pháp của nó. “Cái khổ nhất của kiếp người, đó là vô minh, tham lam, sân giận, si mê”, thầy nói.
Và thiền định chính là phương pháp cốt tuỷ giúp cho con người cân bằng cuộc sống, rũ bỏ phiền não.
“Pháp thiền của Đức Phật giúp chúng ta lắng đọng tâm tư, tập trung tâm ý, nuôi dưỡng được bình an, hạnh phúc và từ đó có được trí tuệ để minh định cuộc sống, chọn cho mình hướng đúng - sai và thực hiện tốt những việc cần làm”.
Thầy Trí Chơn khuyến khích, mỗi ngày dù là Phật tử hay chưa phải, chỉ cần ý thức xây dựng bình an cho tự thân nên dành ra 15 - 30 phút thiền định. Theo đó, chỉ cần ngồi xuống, rũ bỏ tất cả mọi suy nghĩ thì khoảng thời gian đó sẽ giúp tái tạo năng lượng cho cả ngày làm việc thảnh thơi và vui khỏe.
Vị thầy giảng sư nổi tiếng nói, một ly nước nếu cứ liên tục khuấy đảo thì cáu cặn sẽ hiện lên nhưng sau một hồi để yên chúng sẽ lắng xuống. Miếng thủy tinh khi đặt dưới ánh mặt trời trong 1-2 phút sự tích tụ ánh sáng của mặt trời lên thủy tinh có thể đốt cháy tất cả những gì dưới ánh sáng tích tụ của nó.
“Cho nên, dưới ánh sáng tích tụ của trí tuệ, tất cả đều có thể được giải phóng và hóa giải. Và cái bị thiêu đốt ở đây chính là phiền não, lo toan, tính toán của mình”, thầy Trí Chơn giải thích.
Thầy Trí Chơn hướng dẫn ngồi thiềnTrước hết, ngồi xuống kiết già, hai bàn chân ngửa lên nhau, hoặc ngồi bán già, tức là một bàn chân đặt lên đùi, hoặc là ngồi xếp bằng, tức là ngồi chồng lên nhau. Trong tất cả các tư thế, kiết già là thế ngồi vững chãi nhất, tuy lúc đầu ngồi rất đau và khó chịu nhưng khi vững chãi có thể ngồi được nhiều giờ.
Kế đến, hai tay để phía trước bụng, tay phải để lên tay trái hoặc ngược lại. Ngồi với một tâm thế thoải mái nhất và không để bận bịu bởi bất cứ gì, đặt một cái tưởng ở trên đỉnh đầu, tất cả các tế bào, tất cả các bó cơ đều thả lỏng. Từ trên đỉnh đầu thả xuống trán, thả xuống đôi mắt, xuống mũi, xuống miệng... dần dần hết toàn thân. Xuống tới đâu thì buông lỏng tới đó và hiến tặng cho mình một nụ cười.
Không suy nghĩ những chuyện đã qua, bởi vì nó không có. Không suy nghĩ những chuyện chưa tới, bởi vì nó không có.
Chỉ ý thức ngay bây giờ là thân đang ở đây, tâm đang ở đây và hơi thở đang ở đây. Buông lỏng và để tâm nhẹ nhàng thảnh thơi, chỉ cần theo dõi hơi thở, mạnh yếu như thế nào, ta ghi nhận như vậy. Khi tâm phóng túng, biết rằng tâm lao xao rồi quay về hơi thở.
Thở vào, biết đang thở vào. Thở ra, biết đang thở ra. Hơi thở dài đang vào, rõ biết hơi thở dài đang vào. Hơi thở dài đang ra, rõ biết hơi thở dài đang ra.
Tựu trung, suốt quá trình thiền định, không có gì ngoài trụ tâm vào trong hơi thở. Cần lưu ý là đừng áp đặt hơi thở, đừng cố thở hay ra lệnh, mà đây là hơi thở tự nhiên. Hơi thở vào - ra như thế nào, chỉ cần theo dõi và ghi nhận như vậy.
" alt=""/>Lễ Hạ nguyênCách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bước 2: Ngâm trứng
Theo Zing
" alt=""/>Tự làm trứng muối thơm ngon tại nhàPhát biểu tại lễ khai mạc chương trình “TCP - Hành trình vì một Việt Nam xanh”, ông Vũ Minh Lý - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đánh giá cao chương trình trồng cây với sự chung tay của doanh nghiệp lớn như Tập đoàn TCP. Hoạt động này góp phần phát huy vai trò của rừng và cây xanh trong việc hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, đồng thời lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến cộng đồng.
Trong sự kiện, đại diện Tập đoàn TCP đã trao tặng 2.700 cây lim cho Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, đánh dấu bước khởi đầu cho hành trình trồng rừng “TCP - Hành trình vì một Việt Nam xanh”.
Ông Nguyễn Thanh Huân - Tổng Giám đốc Công ty TCP Việt Nam chia sẻ: “Không chỉ viết tiếp hành trình xanh của chương trình “TCP Spirit” từ tập đoàn, chương trình còn hướng đến cam kết chung nhằm tạo ra tác động tích cực đến môi trường, cũng như thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, đồng hành cùng mục tiêu Net Zero của Việt Nam”.
Tham gia trồng cây có tập thể lãnh đạo, nhân viên TCP Việt Nam. “Điều này thể hiện sự công nhận những nỗ lực không ngừng nghỉ của TCP Việt Nam đối với mục tiêu phát triển bền vững, cũng như hưởng ứng lời kêu gọi tăng cường các công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Thủ tướng Chính phủ”, đại diện TCP Việt Nam bày tỏ.
Chị Trần Thị Nhân Thy - nhân viên TCP Việt Nam chia sẻ: “Việc trồng cây này nhọc sức hơn mình tưởng nhiều, nhưng chúng mình không hề nản vì hiểu được ý nghĩa của hoạt đồng mình đang làm có thể giúp ích cho cộng đồng. Công ty còn tổ chức thi đua giữa các đội nhóm khiến ai nấy cũng đều hăng say trồng cây hết mình. Mong rằng hoạt động trồng cây lần này của chúng mình có thể góp phần tiếp thêm động lực cho mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường”.
Trong ngày 10/4 - giai đoạn 1 của chương trình chương trình “TCP - Hành trình vì một Việt Nam xanh” đã có 300 cây lim đã được trồng thành công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Giai đoạn 2 của chương trình sẽ được triển khai bởi Ban Quản lý rừng địa phương với số lượng cây trồng dự kiến 2.400 cây, nâng tổng số cây trồng của dự án lên 2.700 cây trên tổng diện tích đất trồng là 9ha. Các cây giống sau khi được trồng sẽ được giám sát và chăm sóc chặt chẽ, đảm bảo cho cây phát triển tốt.
Thu Hằng
" alt=""/>TCP Việt Nam góp sức trồng 2.700 cây lim ở Bà Rịa